Dịch Vụ Điều Trị Không Đau
Bác sĩ Nha Khoa Ngọc Nha chú trọng việc lấy sạch tủy và diệt sạch vi trùng gây viêm tủy trong răng để răng đã lấy tủy không bao giờ bị đau nhức lại. Vì vậy, việc chữa tủy (hay còn gọi là “lấy gân máu”) sẽ được tiến hành tỉ mỉ và thường kéo dài hơn những điều trị khác.
Quy trình chữa tuỷ răng kéo dài ít nhất 3 lần hẹn:
Lần hẹn 1: Lấy sạch tủy – đặt thuốc sát trùng
Nha Khoa Ngọc Nha thấu hiểu nỗi lo lắng sợ đau khi phải lấy tuỷ của bạn nên đã không ngừng tìm ra và cải thiện giải pháp lấy tuỷ không đau. Bảo đảm bạn sẽ hài lòng với phương pháp mới này.
Bác sĩ Nha Khoa Ngọc Nha sau khi lấy tuỷ sẽ cẩn thận chụp phim kiểm tra, đo chiều dài để đảm bảo lấy sạch hết tuỷ. Sau đó đặt thuốc sát trùng trong chân răng để diệt hết vi trùng đã làm viêm tủy gây đau nhức.
Lấy sạch tủy viêm nhiễm
Lần hẹn 2: Kiểm tra vô trùng và trám bít phần chân răng
Bác sĩ Nha Khoa Ngọc Nha sẽ kiểm tra kỹ xem còn vi trùng và mủ trong chân răng không. Xảy ra 2 trường hợp:
Trường hợp 1: nếu chưa hết mủ và vi trùng, răng tiếp tục được đặt thuốc để diệt sạch vi trùng trong chân răng rồi mới tiến hành trám phần chân răng.
Trường hợp 2: nếu hết mủ và vi trùng, chân răng sẽ được trám bít hoàn toàn, ngăn không cho vi trùng xâm nhập nữa. Sau giai đoạn này, bạn sẽ không còn đau nhức.
Trám bít chân răng
Lần hẹn 3: Đặt chốt và trám phần thân răng phía trên
Vì đa số những răng chữa tuỷ đều bị sâu và bể rất lớn, và do không còn tủy nuôi nên răng giòn và dễ nứt gãy hơn bình thường. Để đảm bảo răng được sử dụng lâu dài, bền chắc, răng sẽ được đặt chốt titan vào chân răng rồi trám lại phần răng bên trên bằng loại chất trám chịu lực cao.
Đặt chốt và trám phần răng bên trên
Cuối cùng nên bọc mão , là cách tốt nhất để bảo vệ toàn bộ răng, tránh làm nứt gãy những phần răng còn lại của răng đã lấy tuỷ
Bọc mão bảo vệ răng
Xem thêm dịch vụ: tay trang rang, rang su, nieng rang, cam ghep implant, tram rang, cao voi rang, nho rang-tieuphau, ham gia thao lap, dieu tri nha chu, gan da len rang
- Video Quy trình chữa tủy
- Lấy tủy có làm yếu răng không?
- Vì sao phải cắm chốt vào răng để trám sau khi lấy tủy?
- Răng tôi bình thường không đau, nhưng nhai trúng là đau, có cần phải lấy tuỷ không?
- Răng tôi ăn ngọt hay bị ê buốt, vậy có phải lấy tủy không?
- Lấy tủy được thực hiện như thế nào?
- Tủy răng là gì? Tại sao phải lấy tủy mà không thể trám?
- Những trường hợp nào cần lấy tủy răng?
- Làm gì để phòng ngừa việc bị lấy tủy răng?
- Răng tôi tự nhiên bị đổi màu, làm sao đây?
- Vì sao phải làm răng sứ sau khi lấy tủy?