NHA KHOA NGOC NHA | Nieng rang, Rang su, Tay trang rang

Dịch vụ - Hỏi Đáp Nha Khoa

Cấp cứu răng bị chấn thương ở trẻ như thế nào?

 

Răng cửa rất dễ bị chấn thương do tai nạn giao thông, va chạm vật cứng (khi cắn bút, cắn mở nắp chai…). Do có vai trò thẩm mỹ rất quan trọng đối với khuôn mặt nên khi các răng này bị chấn thương, nha sĩ thường cố gắng bảo tồn.

 

Đặc biệt trẻ em rất năng động nên là đối tượng dễ bị chấn thương răng cửa, phát hiện sớm và biết cách xử trí kịp thời sẽ giúp con bạn không bị mất răng oan uổng.

 

A. Khi chấn thương, răng thay đổi vị trí nhưng không gãy

 

- Răng rơi ra khỏi xương ổ răng: Rửa sạch chất bẩn bám vào răng bằng nước muối sinh lý, cầm răng bằng gạc tẩm nước muối sinh lý hay cho vào sữa tươi hoặc cho vào miệng ngậm trong thời gian đến nha sĩ. Răng ở bên ngoài xương ổ răng càng lâu, sự phục hồi càng khó, vì thế nên đến phòng nha ngay để răng được cắm vào xương ổ sớm, tủy và mạch máu tái lập dễ dàng. Chỉ lấy tủy khi răng bị sưng đau.

 

- Răng bị lệch một phần: Cần đến ngay nha sĩ để nắn chỉnh răng và cố định bằng nẹp trong vài tuần. Chỉ khi có triệu chứng sưng đau, nha sĩ mới lấy tủy.

 

- Răng trồi dài: Ngay sau khi chấn thương, lấy tay ấn mạnh đẩy răng vào vị trí cũ, nếu sợ đau hoặc khó đẩy thì đến gặp nha sĩ ngay để mài chỉnh và theo dõi để kịp thời điều trị bảo tồn tủy khi cần thiết.

 

- Răng lún vào xương ổ răng: Nha sĩ kéo cho răng vào vị trí ngang bằng răng kế cận, sau đó cố định vào răng kế bên bằng nhựa quang trùng hợp trong 3 tuần. Chỉ lấy tủy khi răng bị sưng đau…

 

- Răng bị va chạm nhưng không gãy và không thay đổi vị trí. Tủy răng có thể phục hồi, cần giảm tác động lên răng và tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Cố định răng vào răng kế cận nếu có lung lay, giữ vệ sinh kỹ, tránh dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Nha sĩ sẽ không mài chỉnh hoặc trám thẩm mỹ vì có thể ảnh hưởng tủy răng. Việc trám thẩm mỹ nên bắt đầu sau vài tháng, khi tủy tạm phục hồi.

 

Răng bị chấn thương có thể “sống” một thời gian dài. Sau 5-10 năm, nó có thể chết tủy và cần điều trị tủy để bảo tồn răng. Ngoài ra, răng cũng có thể bị tiêu, lung lay nhưng không có triệu chứng sưng đau. Tùy yêu cầu thẩm mỹ hoặc tình trạng khó chịu của mỗi cá nhân, trường hợp xấu nhất có thể phải nhổ.

 

B. Răng bị gãy sau chấn thương

 

- Gãy thân răng không lộ tủy. Nên giảm tác động mạnh trên răng, theo dõi tủy răng và chỉ lấy tủy khi răng bị sưng, đau. Thường sau 3 tuần bị chấn thương, nha sĩ mới thực hiện việc trám tái tạo thân răng.

 

- Gãy thân răng có lộ tủy nhưng không chảy máu. Răng chỉ đau khi bị kích thích, nên đến nha sĩ điều trị sớm để được che tủy và trám bảo tồn tủy. Chỉ lấy tủy khi có triệu chứng sưng đau hoặc đau tự phát liên tục.

 

- Trường hợp lộ tủy, chảy máu từ vết gãy nên đến nha sĩ điều trị tủy. Lưu ý các răng đã lấy tủy rất dễ vỡ nếu va chạm vật cứng.

 

Để phòng ngừa chấn thương răng, cần mang khí cụ bảo vệ hàm mặt khi tham dự thể thao; đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe mô tô tham gia giao thông; thắt dây an toàn khi ngồi trong xe hơi. Nên chỉnh nha cho trẻ trong các trường hợp sâu, hô để tránh tổn thương vùng răng cửa khi ngã. Khi có tổn thương ở răng, nên đến trung tâm điều trị nha khoa càng sớm càng tốt.

Xem thêm

Dịch vụ - Hỏi đáp liên quan
« 1 2 3 4 5 6 7 8 »

con trai toi 13thang tuoi.rang chau bi o vang chan rang va bi vo;me dan.xin hoi chau bi benh gi

28.06.2013

Trả lời: Theo như bạn mổ tả thì có thể răng cháu bị sâu bạn nên đưa bé đến để BS khám và điều trị sớm nhé

Hotline tư vấn miễn phí: 0765 433 040

zalo